Theo quy định mới của New Zealand, những nhân viên bán hàng tận nhà nếu phớt lờ biển báo "không gõ cửa" của chủ nhà sẽ bị phạt số tiền lên đến 10.000 đôla. Và công ty nơi họ làm việc có thể bị phạt số tiền lên đến 30.000 đôla.
Chính phủ đang thắt chặt các quy định đối với những người bán dạo tận nhà - những người không mời mà đến. Từ năm 2020 trở đi, những người này phải rời đi ngay lập tức khi chủ nhà yêu cầu bằng một biển báo hoặc thông báo bằng văn bản khác. Nếu họ vẫn cố tình phớt lờ các thông báo của chủ nhà, thì những người này sẽ có nguy cơ bị đưa ra tòa bởi Ủy ban Thương mại theo Đạo luật Thương mại Công bằng.
Chủ công ty giao hàng tận nơi, kinh doanh dựa trên các điều khoản thanh toán trả chậm. Các điều khoản này phải được liệt kê trong sổ đăng ký và phải vượt qua một bài kiểm tra "phù hợp và thích hợp", Bộ trưởng Thương mại và Người tiêu dung, Kris Faafoi cho biết.
Những thay đổi này được xem như một biện pháp đàn áp của pháp luật chống lại việc cho vay nặng lãi.
Tổ chức người tiêu dùng New Zealand đã rất hoan nghênh việc tăng cường dán các biển báo "không gõ cửa". Giám đốc điều hành, bà Sue Chetwin cho biết tổ chức đã kêu gọi thay đổi luật kể từ khi chiến dịch "Không Gõ Cửa" ra mắt lần đầu tiên vào năm 2014.
Kể từ đó, có đến 550.000 biển báo "Không gõ cửa" được phân phát đến người tiêu dùng, điều này giúp họ đóng cửa đối với những người bán hàng không mời.
Chetwin cho biết, thay đổi này sẽ mang lại cho người tiêu dùng một sự bảo vệ pháp lý, để tránh khỏi những người bán hàng không mong muốn.
"Thông điệp gửi tới những người bán hàng tận nhà quá rõ ràng. Nếu họ phớt lờ bảng hiệu "Không Gõ Cửa" và đi vào nhà của bạn, họ sẽ kết thúc việc mua bán tại tòa án", Chetwin nói.
Chiến dịch "Không gõ cửa" do tổ chức người tiêu dùng NZ đưa ra, là kết quả của các khiếu nại liên tục mà các công ty đã nhận được về kiểu bán mời mọc và thói quen lợi dụng bởi các nhân viên giao hàng tận nhà.
Tổ chức người tiêu dùng New Zealand đã nhận được các khiếu nại liên tục về kiểu bán mời mọc và thói quen lợi dụng của các nhân viên bán hàng tận nhà. Và chiến dịch "Không gõ cửa" do tổ chức phát động như một động thái ngăn chặn vấn đề này.
Nhiều trường hợp liên quan đến người cao tuổi hoặc những người tiêu dùng dễ bị tổn thương, bị buộc phải đăng ký sản phẩm mà họ không muốn và không đủ khả năng để mua sản phẩm đó.
Chetwin nói rằng những người muốn có bảng hiệu "Không gõ cửa" miễn phí có thể vào trang web customer.org.nz hoặc yêu cầu người nào đó hoặc in ra từ trang web.
Người tiêu dùng NZ cũng rất hoan nghênh thông báo của Chính phủ về việc giới thiệu một mức lãi suất tối đa đối với các khoản vay có phí tổn cao và tăng cường các yêu cầu cho vay có trách nhiệm theo Hợp đồng tín dụng và Đạo luật Tài Chính Tiêu Dùng (CCCFA).
"Thay đổi này sẽ bảo vệ tốt hơn cho người tiêu dùng từ hoạt động cho vay vô trách nhiệm, dẫn đến người vay mắc phải những khoản nợ nần không cần thiết", Chetwin nói.
Người cho vay cũng sẽ phải đối mặt với hình phạt dân sự lên đến 600.000 đôla nếu vi phạm Đạo luật Tài Chính Tiêu Dùng (CCCFA).
Theo tin NZ Herald - Dương Nguyễn
Chính phủ đang thắt chặt các quy định đối với những người bán dạo tận nhà - những người không mời mà đến. Từ năm 2020 trở đi, những người này phải rời đi ngay lập tức khi chủ nhà yêu cầu bằng một biển báo hoặc thông báo bằng văn bản khác. Nếu họ vẫn cố tình phớt lờ các thông báo của chủ nhà, thì những người này sẽ có nguy cơ bị đưa ra tòa bởi Ủy ban Thương mại theo Đạo luật Thương mại Công bằng.
Chủ công ty giao hàng tận nơi, kinh doanh dựa trên các điều khoản thanh toán trả chậm. Các điều khoản này phải được liệt kê trong sổ đăng ký và phải vượt qua một bài kiểm tra "phù hợp và thích hợp", Bộ trưởng Thương mại và Người tiêu dung, Kris Faafoi cho biết.
Những thay đổi này được xem như một biện pháp đàn áp của pháp luật chống lại việc cho vay nặng lãi.
Tổ chức người tiêu dùng New Zealand đã rất hoan nghênh việc tăng cường dán các biển báo "không gõ cửa". Giám đốc điều hành, bà Sue Chetwin cho biết tổ chức đã kêu gọi thay đổi luật kể từ khi chiến dịch "Không Gõ Cửa" ra mắt lần đầu tiên vào năm 2014.
Kể từ đó, có đến 550.000 biển báo "Không gõ cửa" được phân phát đến người tiêu dùng, điều này giúp họ đóng cửa đối với những người bán hàng không mời.
Chetwin cho biết, thay đổi này sẽ mang lại cho người tiêu dùng một sự bảo vệ pháp lý, để tránh khỏi những người bán hàng không mong muốn.
"Thông điệp gửi tới những người bán hàng tận nhà quá rõ ràng. Nếu họ phớt lờ bảng hiệu "Không Gõ Cửa" và đi vào nhà của bạn, họ sẽ kết thúc việc mua bán tại tòa án", Chetwin nói.
Chiến dịch "Không gõ cửa" do tổ chức người tiêu dùng NZ đưa ra, là kết quả của các khiếu nại liên tục mà các công ty đã nhận được về kiểu bán mời mọc và thói quen lợi dụng bởi các nhân viên giao hàng tận nhà.
Thông điệp gửi tới các nhà cung cấp tận nhà là rất rõ ràng. Nếu họ bỏ qua một bảng hiệu 'Không gõ cửa' và đi vào tài sản của bạn, họ sẽ kết thúc tại tòa án" |
Tổ chức người tiêu dùng New Zealand đã nhận được các khiếu nại liên tục về kiểu bán mời mọc và thói quen lợi dụng của các nhân viên bán hàng tận nhà. Và chiến dịch "Không gõ cửa" do tổ chức phát động như một động thái ngăn chặn vấn đề này.
Nhiều trường hợp liên quan đến người cao tuổi hoặc những người tiêu dùng dễ bị tổn thương, bị buộc phải đăng ký sản phẩm mà họ không muốn và không đủ khả năng để mua sản phẩm đó.
Chetwin nói rằng những người muốn có bảng hiệu "Không gõ cửa" miễn phí có thể vào trang web customer.org.nz hoặc yêu cầu người nào đó hoặc in ra từ trang web.
Người tiêu dùng NZ cũng rất hoan nghênh thông báo của Chính phủ về việc giới thiệu một mức lãi suất tối đa đối với các khoản vay có phí tổn cao và tăng cường các yêu cầu cho vay có trách nhiệm theo Hợp đồng tín dụng và Đạo luật Tài Chính Tiêu Dùng (CCCFA).
"Thay đổi này sẽ bảo vệ tốt hơn cho người tiêu dùng từ hoạt động cho vay vô trách nhiệm, dẫn đến người vay mắc phải những khoản nợ nần không cần thiết", Chetwin nói.
Người cho vay cũng sẽ phải đối mặt với hình phạt dân sự lên đến 600.000 đôla nếu vi phạm Đạo luật Tài Chính Tiêu Dùng (CCCFA).
Theo tin NZ Herald - Dương Nguyễn