Theo một báo cáo quốc gia gần đây đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ sinh non gốc Maori, Thái Bình Dương, Ấn Độ ít có khả năng nhận được những nỗ lực hồi sức hơn những trẻ sơ sinh của dân tộc khác.
Phát hiện này là một phần trong báo cáo thường niên thứ mười hai của Ủy ban đánh giá tử vong sơ sinh và bà mẹ (PMMRC).
Xem thêm thông tin của:
Báo cáo thường niên thứ mười hai của Ủy ban đánh giá tử vong sơ sinh và bà mẹ (PMMRC).
Theo báo cáo này thì có 92% trẻ sơ sinh người Maori, 88% trẻ sơ sinh người Thái Bình Dương và 86% trẻ sơ sinh Ấn Độ được thử nghiệm hồi sức. Đối với những trẻ được sinh khi 23-26 tuần.
Những đứa trẻ khác gốc Pākehā (người NZ gốc Anh) và các sắc tộc Châu Âu khác, có tỉ lệ hồi sức lên đến 95%.
Ủy ban này cho biết sự thiên vị hệ thống có khả năng chịu trách nhiệm về các kết quả khác nhau.
"Trong khi nguyên nhân của sự khác biệt sắc tộc đã không được phân tích rõ ràng trong báo cáo này. Theo phân tích trước đây về sự bất bình đẳng sắc tộc ở New Zealand cho thấy rằng sự thiên vị hệ thống hoặc thiên vị ngầm vẫn tồn tại ở đất nước này".
Ủy ban thừa nhận một lượng lớn công việc ở New Zealand, bao gồm báo cáo hàng năm, có sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận chăm sóc, chất lượng chăm sóc và kết quả sức khỏe cho người Maori và người Thái Bình Dương.
Uỷ ban đề nghị cơ quan quản lý thực hiện đào tạo năng lực văn hóa cho các nhân viên thai sản và sơ sinh để giải quyết sự thiên vị ngầm và vấn đề phân biệt chủng tộc.
Nhưng Matire Harwood, giám đốc Nhóm nghiên cứu Tomaiora của Đại học Auckland, cho biết có sự khác biệt giữa năng lực văn hóa và an toàn văn hóa.
"Tôi có chút lo ngại về năng lực văn hóa của ai đó như là, nếu bạn hỗ trợ văn hóa nhiều hơn trong quá trình sinh nở, nó thực sự có thể cải thiện được kết quả. Những điều gì mà chúng ta đang làm hay không làm để tạo ra sự bất bình đẳng? Có gì trong hệ thống cho phép điều này xảy ra? "
Ủy ban cũng điều tra những khác biệt về địa lý trong tỷ lệ sống sót.
Báo cáo cho thấy đã có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống sót ở độ tuổi thai kỳ từ 23 đến 25 tuần.
Theo thống kê tỷ lệ trẻ sơ sinh được hồi sức khi sinh ở tuần 23 đến tuần 26.
• Tỷ lệ 87% tại Bệnh viện Middlemore
• Tỷ lệ 93% ở Christchurch
• Tỷ lệ 94% ở Auckland.
• Tỷ lệ 97% ở Waikato.
• Mức cao nhất là 98% đến 99% ở Wellington và Dunedin.
Bà Harwood cho biết báo cáo nhấn mạnh sự khác biệt trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên cả nước.
Bà cũng cho hay những phát hiện này là cơ hội để áp dụng "phương pháp tiếp cận hệ thống", đảm bảo tất cả hội đồng y tế quận huyện phải có dịch vụ chăm sóc sức khỏe bình đẳng cho tất cả mọi người.
"Thật bất ngờ và đau lòng khi nghĩ rằng các em bé sinh non, không được chăm sóc công bằng. Chúng ta nên chăm sóc bình đẳng để các em có cơ hội được sinh ra và đóng góp cho thế giới của chúng ta. "
Báo cáo ghi nhận tỷ lệ phụ nữ đăng ký Người Chăm Sóc Thai Sản (LMC) trong ba tháng đầu của thai kỳ cũng thấp hơn đối với các mẹ Māori, Thái Bình Dương và Ấn Độ.
Leslie Dixon, tư vấn hộ sinh thuộc Trường Đại học Nữ Hộ sinh New Zealand, cho biết việc sinh non phức tạp và liên quan đến các yếu tố kinh tế và xã hội có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc người mẹ và đứa bé.
Cô cho biết cần có nghiên cứu nhiều hơn để hiểu rõ hơn sự bất hợp lý này.
"Tôi nghĩ những thông tin này rất quan trọng nhưng báo cáo cũng chỉ cung cấp một phần của bức tranh và chúng ta cần tìm hiểu thêm. Chúng ta cần biết một chút về những điều khác có liên quan đến sắc tộc có thể cũng gây ra mối quan tâm này. "
Theo tin RNZ - Dương Nguyễn
Phát hiện này là một phần trong báo cáo thường niên thứ mười hai của Ủy ban đánh giá tử vong sơ sinh và bà mẹ (PMMRC).
![]() |
Báo cáo cho thấy đã có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống sót ở độ tuổi thai kỳ từ 23 đến 25 tuần. |
Báo cáo thường niên thứ mười hai của Ủy ban đánh giá tử vong sơ sinh và bà mẹ (PMMRC).
Theo báo cáo này thì có 92% trẻ sơ sinh người Maori, 88% trẻ sơ sinh người Thái Bình Dương và 86% trẻ sơ sinh Ấn Độ được thử nghiệm hồi sức. Đối với những trẻ được sinh khi 23-26 tuần.
Những đứa trẻ khác gốc Pākehā (người NZ gốc Anh) và các sắc tộc Châu Âu khác, có tỉ lệ hồi sức lên đến 95%.
Ủy ban này cho biết sự thiên vị hệ thống có khả năng chịu trách nhiệm về các kết quả khác nhau.
"Trong khi nguyên nhân của sự khác biệt sắc tộc đã không được phân tích rõ ràng trong báo cáo này. Theo phân tích trước đây về sự bất bình đẳng sắc tộc ở New Zealand cho thấy rằng sự thiên vị hệ thống hoặc thiên vị ngầm vẫn tồn tại ở đất nước này".
Ủy ban thừa nhận một lượng lớn công việc ở New Zealand, bao gồm báo cáo hàng năm, có sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận chăm sóc, chất lượng chăm sóc và kết quả sức khỏe cho người Maori và người Thái Bình Dương.
Uỷ ban đề nghị cơ quan quản lý thực hiện đào tạo năng lực văn hóa cho các nhân viên thai sản và sơ sinh để giải quyết sự thiên vị ngầm và vấn đề phân biệt chủng tộc.
Nhưng Matire Harwood, giám đốc Nhóm nghiên cứu Tomaiora của Đại học Auckland, cho biết có sự khác biệt giữa năng lực văn hóa và an toàn văn hóa.
"Tôi có chút lo ngại về năng lực văn hóa của ai đó như là, nếu bạn hỗ trợ văn hóa nhiều hơn trong quá trình sinh nở, nó thực sự có thể cải thiện được kết quả. Những điều gì mà chúng ta đang làm hay không làm để tạo ra sự bất bình đẳng? Có gì trong hệ thống cho phép điều này xảy ra? "
Ủy ban cũng điều tra những khác biệt về địa lý trong tỷ lệ sống sót.
Báo cáo cho thấy đã có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống sót ở độ tuổi thai kỳ từ 23 đến 25 tuần.
Theo thống kê tỷ lệ trẻ sơ sinh được hồi sức khi sinh ở tuần 23 đến tuần 26.
• Tỷ lệ 87% tại Bệnh viện Middlemore
• Tỷ lệ 93% ở Christchurch
• Tỷ lệ 94% ở Auckland.
• Tỷ lệ 97% ở Waikato.
• Mức cao nhất là 98% đến 99% ở Wellington và Dunedin.
![]() |
Thật bất ngờ và đau lòng khi nghĩ rằng những đứa trẻ sinh non không được chăm sóc công bằng |
Bà Harwood cho biết báo cáo nhấn mạnh sự khác biệt trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên cả nước.
Bà cũng cho hay những phát hiện này là cơ hội để áp dụng "phương pháp tiếp cận hệ thống", đảm bảo tất cả hội đồng y tế quận huyện phải có dịch vụ chăm sóc sức khỏe bình đẳng cho tất cả mọi người.
"Thật bất ngờ và đau lòng khi nghĩ rằng các em bé sinh non, không được chăm sóc công bằng. Chúng ta nên chăm sóc bình đẳng để các em có cơ hội được sinh ra và đóng góp cho thế giới của chúng ta. "
Báo cáo ghi nhận tỷ lệ phụ nữ đăng ký Người Chăm Sóc Thai Sản (LMC) trong ba tháng đầu của thai kỳ cũng thấp hơn đối với các mẹ Māori, Thái Bình Dương và Ấn Độ.
Leslie Dixon, tư vấn hộ sinh thuộc Trường Đại học Nữ Hộ sinh New Zealand, cho biết việc sinh non phức tạp và liên quan đến các yếu tố kinh tế và xã hội có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc người mẹ và đứa bé.
Cô cho biết cần có nghiên cứu nhiều hơn để hiểu rõ hơn sự bất hợp lý này.
"Tôi nghĩ những thông tin này rất quan trọng nhưng báo cáo cũng chỉ cung cấp một phần của bức tranh và chúng ta cần tìm hiểu thêm. Chúng ta cần biết một chút về những điều khác có liên quan đến sắc tộc có thể cũng gây ra mối quan tâm này. "
Theo tin RNZ - Dương Nguyễn