// //]]> Siêu thị Community Grocer hoàn lại lợi nhuận cho Salvation Army

Breaking

Siêu thị Community Grocer hoàn lại lợi nhuận cho Salvation Army

 Một mô hình siêu thị mang hơi hướng "Robin Hood thời hiện đại" đang thu hút sự chú ý khi toàn bộ lợi nhuận được chuyển đến các ngân hàng thực phẩm và tổ chức xã hội như Salvation Army.

 

Joel Williams, nhà vô địch kai của Salvation Army Auckland, tại Ngân hàng Thực phẩm Manukau, nơi đặt trung tâm phân phối của Community GrocerJoel Williams, nhà vô địch kai của Salvation Army Auckland, tại Ngân hàng Thực phẩm Manukau, nơi đặt trung tâm phân phối của Community Grocer. Ảnh: RNZ / Amy Williams

Siêu thị Community Grocer vừa chính thức hoạt động với mô hình bán hàng trực tuyến tại Auckland, Hamilton và Palmerston North, cho phép người dùng đặt mua nhu yếu phẩm và chọn điểm nhận hàng. Điểm đặc biệt của mô hình này: lợi nhuận không thuộc về cổ đông tư nhân mà quay lại phục vụ cộng đồng.

“Chúng tôi hợp tác với các nhà vườn địa phương, người dân có thể đặt hàng online, chọn điểm nhận hàng, nghe có vẻ bình thường nhưng điểm khác biệt là: các cổ đông chính là tổ chức cộng đồng,” đại diện tại Auckland – Joel Williams – chia sẻ. “Lợi nhuận từ việc bán thực phẩm sẽ quay trở lại hỗ trợ các tổ chức xã hội – đó là một tiêu chuẩn đạo đức khác biệt trong ngành siêu thị.”

Hiện tại, Community Grocer đã có các điểm giao nhận hàng tại nhà thờ và các cơ sở cộng đồng, và có kế hoạch mở rộng trên toàn quốc.

Giải pháp thay thế bền vững sau khi chính phủ cắt giảm ngân sách

Sau các đợt cắt giảm ngân sách xã hội của chính phủ vào năm ngoái, nhiều tổ chức đã phải cắt giảm nhân sự như nhân viên xã hội, cố vấn tài chính. Williams cho biết mô hình này giúp tái đầu tư trở lại vào nguồn lực con người:

“Chúng tôi mong muốn tạo ra doanh thu đủ để trả lương cho một cố vấn tài chính hay một nhân viên xã hội – điều mà hiện nay không thể do thiếu hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.”

Community Grocer không có tham vọng cạnh tranh về quy mô hay giá cả với hai chuỗi siêu thị lớn, mà tập trung vào cung cấp những mặt hàng cơ bản như trái cây, rau củ, thịt và đồ hộp – tất cả mua với giá sỉ và bán với giá hợp lý.

Trước đó, mô hình siêu thị online Supie đã buộc phải đóng cửa vào năm 2023 vì thiếu doanh thu và không đạt được quy mô đủ lớn để tồn tại.

Người tiêu dùng khao khát sự lựa chọn thay thế

Chris Schulz, người phát ngôn của Consumer NZ, nhận định: “New Zealand cần thêm các siêu thị độc lập. Ở Úc, các siêu thị nhỏ chiếm 30–40% thị phần và giá cả cạnh tranh hơn.”

Ông nhấn mạnh việc cạnh tranh trong ngành bán lẻ thực phẩm là rất quan trọng, nhất là khi lạm phát tại New Zealand vừa đạt mức cao nhất trong 12 tháng qua – theo dữ liệu từ Stats NZ – chủ yếu do giá điện, thuê nhà và thực phẩm tăng mạnh.

Shirley McCombe, Tổng giám đốc dịch vụ cố vấn tài chính miễn phí Bay Financial Mentor tại Tauranga, hoan nghênh mô hình Community Grocer:

“Tôi rất ủng hộ việc lợi nhuận quay trở lại hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là trong thời điểm nhiều người phải vật lộn với chi phí thực phẩm. Đây là mô hình cực kỳ đáng quý.”

Bà cho biết, nhiều người hiện đang cắt giảm chi tiêu cho bảo hiểm, chăm sóc y tế, thậm chí ngừng đi khám bệnh để đối phó với giá sinh hoạt tăng cao.

Craig Fleury, quản lý của Salvation Army tại Palmerston North, là người đồng sáng lập Community Grocer đầu tiên sau gần 2 năm lên ý tưởng. Ông tin rằng đây là một mô hình nhân văn, minh bạch và có thể mở rộng, không chỉ giúp người tiêu dùng mà còn tạo ảnh hưởng tích cực đến thị trường bán lẻ rộng lớn hơn.

“Chúng tôi đang xây dựng một siêu thị cộng đồng thực sự tử tế – nơi người dân được phục vụ, và biết rằng việc họ mua hàng cũng là đang góp phần giúp đỡ người khác.”

Theo rnz.co.nz – Noo Thuyen


Previous Post
Previous Post Next Post

Du lịch

Rao vặt New Zealand

Thông tin Rao Vặt Người Việt tại New Zealand.

Tạo tài khoản ngay