Theo các chuyên gia trong ngành nhập cư, các đại lý lừa đảo ở nước ngoài đang liên hệ với các chủ lao động ở New Zealand để bán việc làm và thị thực - và một số đã chấp nhận lời đề nghị này.
Hiệp hội Di cư và Đầu tư (the Association for Migration and Investment) cho biết thị thực giả cũng đang được lưu hành, trong đó có thị thực có chữ ký của ngôi sao Hoa Kỳ Oprah Winfrey.
Hàng trăm công ty sử dụng thị thực làm việc (employer accredited work visa- AEWV) đã bị đưa vào danh sách đen hoặc đang bị điều tra về nhiều hành vi lừa đảo và bóc lột.
Cơ quan chống lừa đảo the Serious Fraud Office cho biết họ sẽ không xác nhận hay phủ nhận liệu họ có nhận được khiếu nại hay đã mở một cuộc điều tra, để bảo vệ việc duy trì luật pháp và quyền được xét xử công bằng.
Tư vấn viên nhập cư tại trụ sở tại Auckland- Brandon Han cho biết các đại lý bán việc làm ở nước ngoài đang hoạt động ngoài tầm chịu hậu quả pháp lý của New Zealand.
“Ngay cả bản thân tôi cũng đã được các đại lý ở nước ngoài liên hệ rất nhiều lần, họ đề nghị cho tôi số tiền rất lớn và hỏi liệu tôi có cơ hội việc làm nào để bán hay không. Tôi được biết rất nhiều nhà tuyển dụng ở New Zealand đã liên hệ với những lời đề nghị trả tiền này và tiến hành hợp tác kinh doanh."
Ông ấy đã từ chối và biết rằng các chủ lao động- là khách hàng của ông ấy cũng vậy, nhưng ông muốn lên tiếng để nêu bật những thiếu sót trong hệ thống. Các cố vấn khác trong mạng lưới của ông hầu hết đều đã được các nhà tuyển dụng nước ngoài liên hệ theo cách tương tự.
Ông cho biết, nhu cầu từ những người di cư sẵn sàng trả tiền cho công việc khiến việc bán việc làm trở nên cực kỳ sinh lợi và nó không phải là bất hợp pháp ở một số quốc gia. "Ở Trung Quốc, bạn đăng ký hoạt động với tư cách là 'nhà tuyển dụng' ở nước ngoài. Chính phủ công khai cho phép điều này xảy ra và để việc định giá hoàn toàn cho thị trường tự do."
Han đã nghe nói rằng trong một số trường hợp, một tổ chức khác được thành lập để hỗ trợ việc bán việc làm. “Nó giống như một người trung gian thành lập một công ty ở nước ngoài để trốn tránh các nghĩa vụ pháp lý của New Zealand, sau đó tạo cầu nối giữa người sử dụng lao động New Zealand và nhà tuyển dụng lớn ở nước ngoài. Cho nên, chúng ta thấy nó giống như một dây chuyền sản xuất vậy.”
Các nhà phê bình cho rằng chương trình AEWV, được đưa ra trong thời kỳ đại dịch Covid, có rất ít sự kiểm tra và cho phép người di cư mua việc làm và bị bóc lột.
Han cho biết việc trả lương thấp cho người lao động vẫn tiếp tục xảy ra và một số người di cư đã đồng lõa để gian lận. "Ví dụ, họ bịa chuyện để xin được xác nhận là người tị nạn. Đây là một ví dụ về lạm dụng yêu cầu tị nạn. Một người trung gian đã tiếp cận tôi với nhiều lao động nhập cư Trung Quốc sẵn sàng đi theo con đường này."
Bộ trưởng nhập cư Erica Stanford tuần trước đã nói chuyện với RNZ về mức tăng 70% số đơn xin tị nạn trong vài tháng qua và chính phủ sẽ hành động như thế nào để cắt giảm những con số đó.
Khắc phục sự cố
Chủ tịch tập đoàn công nghiệp nhập cư NZAMI, bà Arunima Dhingra đồng ý rằng một số người nhập cư biết là thị thực họ bị gian lận.
Bà cho biết cũng đã có sự gia tăng các báo cáo về thị thực giả, trong đó có một thị thực sử dụng biểu tượng của cựu Thứ trưởng Bộ Di trú Poto Williams và chữ ký được cho là của Oprah Winfrey.
"Tôi đã xem xét nhiều khía cạnh và cho rằng, nếu là người di cư, mọi người cần phải hiểu rõ điều đơn giản này. Khi họ trả hàng nghìn đô la cho một thứ gì đó thì ngay từ đầu họ đã sai. Bản thân tôi rất thông cảm với nhiều hoàn cảnh của người di cư, nhưng thành thật mà nói, dù họ biết đó là sai, nhưng họ vẫn chấp nhận vì những lợi ích đạt được."
Bà cho biết các cố vấn nhập cư và luật sư đã báo trước các vấn đề gian lận và hiện muốn giúp chính phủ khắc phục chúng trước khi các công ty bắt đầu được tái công nhận vào mùa đông này.
"Lao động nhập cư và chính phủ hiện đã có một cơ hội vàng và một cánh cửa rất nhỏ để loại bỏ những người sử dụng lao động không được công nhận. "
Các hoạt động động pháp lý đang được thực hiện đối với một cố vấn nhập cư có trụ sở tại New Zealand, họ phải đối mặt với cáo buộc đã cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm.
Trong một tuyên bố, INZ cho biết việc bán việc làm là vi phạm Đạo luật Di trú và những người sử dụng lao động có thể phải đối mặt với các hình phạt về tuân thủ và thực thi.
Giám đốc cơ quan điều tra và tuân thủ Steve Watson cho biết: “Cơ quan nhập cư New Zealand chỉ hoạt động trong phạm vi quyền tài phán trên đất liền của chúng tôi, điều đó có nghĩa là quyền tài phán pháp lý của chúng tôi bị hạn chế đối với các bên đang hành động bất hợp pháp ở nước ngoài”.
"Bán việc làm là một hành vi phạm tội ở New Zealand vì nó thuộc các điều khoản bóc lột người di cư theo mục 351 của Đạo luật Nhập cư năm 2009. Nếu người sử dụng lao động bị phát hiện đã bóc lột bất kỳ người di cư nào mà họ đã tuyển dụng thì họ có thể phải chịu trách nhiệm về nhiều hình thức khác nhau. Thanh tra Lao động cũng điều tra và buộc người sử dụng lao động và các tổ chức tham gia bóc lột người di cư phải chịu trách nhiệm."
"Bảo vệ tiền lương chỉ là một vấn đề dân sự và điều đó sẽ không khiến những người đang kiếm hàng nghìn đô la từ những người di cư này sợ hãi. Có một số chủ lao động cứng rắn ở New Zealand đang bỏ phiếu và thật đáng buồn, ngay cả một số cố vấn đã xây dựng mô hình kinh doanh của họ về việc bán việc làm."
MBIE đã nhận được 2384 khiếu nại chống lại các nhà tuyển dụng có giấy phép - 180 nhà tuyển dụng đã bị tước quyền tuyển dụng người di cư và 183 cuộc điều tra khác đang được tiến hành.
47 nhà tuyển dụng khác đang bị đánh giá để bị thu hồi giấy chứng nhận và 64 nhà tuyển dụng đã bị đình chỉ.
Hiện nay, nhiều biện pháp kiểm tra hơn đã được áp dụng đối với các doanh nghiệp, việc làm và người di cư nhằm giải quyết vấn đề lừa đảo - nhưng điều đó cũng làm tăng khung thời gian xử lý thị thực. Các nhà tuyển dụng được thông báo rằng INZ đang cố gắng cải thiện thời gian chờ đợi nhưng vẫn cần ít nhất 6 tuần để có visa, hơn 6 tuần để để được cấp phép và 3 tuần nữa để kiểm tra việc làm.
Theo rnz.co.nz – Duong Nguyen