Theo nhà tâm lý học lâm sàng - Kathryn Berkett, các hoạt động giải trí có thể giúp thanh thiếu niên giải tỏa căng thẳng và khó chịu.
Các nghiên cứu cho thấy rằng 15 tuổi là độ tuổi mà nhiều thanh thiếu niên thường mất hứng thú với các môn thể thao và hoạt động ngoại khóa.
Berkett nhấn mạnh rằng việc vượt qua những trải nghiệm căng thẳng và khó chịu, là rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ - học cách vượt qua những trải nghiệm “căng thẳng có thể chịu đựng được".
Bà giải thích 'Căng thẳng có thể chịu đựng được' là loại căng thẳng đẩy trẻ ra khỏi vùng an toàn của mình tại thời điểm đó, và có thể mang lại một nhiều lợi ích cho não bộ sau khi vượt qua thử thách.
Khi trẻ trải qua những tình huống căng thẳng, não bộ sẽ giải phóng dopamine, hormone mang lại cảm giác hưng phấn, khi đó trẻ sẽ nghĩ 'ôi trời ơi, mình đã làm được” mặc dù thực tế chúng không thích khoảnh khắc này.
Tuy nhiên, phụ huynh cần xem xét hoạt động mà con mình đang muốn từ bỏ là căng thẳng có thể chịu đựng được hay không thể chịu đựng được.
Berkett đã khuyến khích con gái mình, người rất xuất sắc ở trường, tiếp tục tham gia lớp học karate sau khi cô bé không còn hứng thú với môn này, vì con bé đã trải qua thất bại.
Bà cho rằng việc trải qua thất bại trong hoạt động này là rất quan trọng, vì con gái bà không gặp phải thất bại tương tự ở trường.
Berkett chia sẻ rằng mặc dù việc tham gia các hoạt động là điều quan trọng, nhưng trẻ cũng cần cảm nhận được giá trị từ những gì chúng tham gia. Bà đã từng cho con học nhạc, nhưng nhận ra rằng không đứa nào thực sự thích thú với môn học này.
Trong giai đoạn tuổi teen, khi hormone tăng cao, trẻ có xu hướng tách rời khỏi cha mẹ, và muốn tự chủ trong suy nghĩ và hành vi của bản thân. Chúng cảm thấy tò mò về giới tính hay quan tâm đến ngoại hình của mình.
Trong quá trình phát triển não bộ, hầu hết các hoạt động đều có thể kích thích cơ thể sản xuất dopamine. Và khi trẻ tham gia một lớp học hoặc hoạt động mà chúng không thích, phụ huynh nên kiểm tra lại cảm nhận của trẻ vào cuối tuần.
Phụ huynh nên cố gắng và giúp trẻ nhận thức rằng những cảm giác không tích cực tại thời điểm đó có thể dẫn đến những kết quả tích cực sau này. Điều này rất quan trọng để cho trẻ thấy rằng hoạt động có thể mang lại niềm vui và giá trị cho chúng."