// //]]> Luật pháp chưa đủ mạnh để xử lý hành vi "tẩy xanh" của doanh nghiệp

Breaking

Luật pháp chưa đủ mạnh để xử lý hành vi "tẩy xanh" của doanh nghiệp

 Giám đốc điều hành Consumer NZ, ông Jon Duffy, cho biết Luật Giao dịch Công bằng (Fair Trading Act) hiện tại chưa đủ “sức nặng” để ngăn chặn hiệu quả các doanh nghiệp đưa ra tuyên bố sai lệch về tính thân thiện môi trường của sản phẩm.

Ảnh lưu trữẢnh lưu trữ Ảnh: Oleg Doroshenko/123RF

Vụ việc mới nhất cho thấy công ty Clorox – chủ sở hữu thương hiệu túi đựng rác và bảo quản thực phẩm Glad – vừa bị Tòa án Liên bang Úc phạt 8,25 triệu AUD (tương đương 8,88 triệu NZD) vì tuyên bố sai sự thật rằng sản phẩm của họ được làm từ 50% nhựa tái chế thu gom từ đại dương.

Sự thật bị phanh phui

Theo Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC), túi rác "Glad to be GREEN" thực chất chỉ sử dụng nhựa tái chế thu gom từ các cộng đồng ở Indonesia – cách bờ biển tới 50km, chứ không phải từ đại dương như quảng cáo.

Phía ACCC lập luận rằng bao bì sản phẩm – xuất hiện trên hơn 2,2 triệu sản phẩm bán ra từ tháng 6/2021 đến tháng 7/2023 – đã gợi ý sai lệch về mối liên hệ giữa sản phẩm và biển cả, đồng thời việc gắn nhãn “GREEN” tạo cảm giác sản phẩm có tính bền vững môi trường cao.

New Zealand chưa đủ sức răn đe

Ông Jon Duffy cho biết, mức phạt tối đa tại New Zealand đối với hành vi tẩy xanh (greenwashing) chỉ là 600.000 đô, quá thấp so với lợi nhuận từ doanh số sản phẩm.

Jon Duffy
Jon Duffy Ảnh: Jon Duffy

"Với các doanh nghiệp lớn, mức phạt này không đủ sức răn đe. Điều này khiến các cơ quan như Ủy ban Thương mại (Commerce Commission) e ngại theo đuổi kiện tụng do chi phí pháp lý có thể còn cao hơn cả mức phạt cuối cùng," ông nói trên chương trình Morning Report.

Consumer NZ đã nắm được bằng chứng từ năm 2023 rằng các tuyên bố của Glad về túi “Glad to be GREEN” là sai sự thật, sau khi kiểm tra quy trình sản xuất của họ.

“Đây là một trong những ví dụ greenwash điển hình, lộ liễu và dễ phát hiện – chỉ cần một chút điều tra là thấy rõ,” Duffy nói thêm.

Hành vi tẩy xanh lan rộng tại New Zealand

Duffy cho biết hành vi tẩy xanh là vấn đề nghiêm trọng tại New Zealand, đặc biệt trong ngành tiêu dùng:

“Bạn chỉ cần đi dạo qua siêu thị cũng dễ dàng thấy vô số sản phẩm sử dụng ngôn ngữ mơ hồ, đánh lừa người tiêu dùng về yếu tố xanh – nhưng lại không có bằng chứng xác thực nếu kiểm tra kỹ.”

Ông khuyến cáo người tiêu dùng nên cảnh giác với các thuật ngữ mơ hồ và biểu tượng môi trường không rõ nguồn gốc xuất hiện trên nhãn mác và quảng cáo.

Phản hồi từ Clorox

Đại diện Clorox cho biết công ty tôn trọng phán quyết của Tòa án Liên bang Úc, dù không có ý định lừa dối khách hàng.

“GLAD Australia luôn nghiêm túc trong việc đảm bảo bao bì và quảng cáo phản ánh trung thực. Chúng tôi coi đây là cơ hội để cải thiện quy trình và tiếp tục cam kết phát triển các sản phẩm giảm tác động đến môi trường,” người phát ngôn nói.

Sản phẩm túi rác “50% Ocean Plastic Recycled” đã bị ngừng sản xuất từ năm 2023.

Theo rnz.co.nz – Khoa Tran

Previous Post
Previous Post Next Post

Du lịch

Rao vặt New Zealand

Thông tin Rao Vặt Người Việt tại New Zealand.

Tạo tài khoản ngay