Theo đánh giá của tập đoàn bảo hiểm Lloyds, đất nước New Zealand hiện đang nằm trong nhóm 10 quốc gia có nguy cơ phải đối mặt với các thảm họa thiên nhiên cao nhất, chỉ đứng sau quốc gia Bangladesh.
Chile nằm ở vị trí thứ 3 trong nhóm vì nước này cũng rất hay xảy ra động đất. Tiếp theo đó là các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và Nhật Bản.
Thế nhưng New Zealand lại là một trong những nước được chi trả bảo hiểm nhiều nhất trên thế giới. Người dân Kiwis luôn nổi tiếng là những người thích mạo hiểm, dựa vào tỉ lệ tổng chi phí bảo hiểm trên GDP thì đất nước này cũng chỉ đứng sau Hà Lan, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Mặc dù số tiền bảo hiểm được chi trả cho cá nhân hay tổ chức tại đất nước này đã giảm xuống kể từ khi vụ động đất xảy ở Christchurch vào năm 2011.
Thông tin này đến từ bảng báo cáo chỉ số rủi ro bảo hiểm của tập đoàn Lloyds ở London, báo cáo này đưa ra các chi phí dự kiến hàng năm cho các quốc gia bị thiệt hại tài sản do thiên tai gây ra. Ví dụ, chi phí hàng năm dự kiến cho New Zealand là 0,66% GDP, so sánh với 0,83% của Bangladesh và 0,65% của Chile. Nhưng phương pháp tính toán này của tập đoàn Lloyds được cho là đã lỗi thời.
Danh sách 10 quốc gia hàng đầu về rủi ro do thiên tai của tập đồng Lloyds đã làm người dân New Zealand cảm thấy không được thoải mái cho lắm.
Trước đây Ấn Độ từng là quốc gia được xếp trong 10 nước có nguy cơ phải đối mặt với các thảm họa thiên nhiên cao nhất, tuy nhiên mức độ thiệt hại ở quốc gia này tương đối ít hơn so với Philippines trong những năm gần đây. Chính vì thế Philippines đã thay thế vị trí của Ấn Độ trong top 10 nước chịu rủi ro cao bởi thiên tai.
"New Zealand đứng thứ hai trong bảng danh sách, với mức thiệt hại dự kiến hàng năm là 0,7%. Tuy nhiên con số tổng chi phí bảo hiểm trên GDP cao cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ khắc phục thiệt hại sau khi sự cố xảy ra đã tiến hành khá rốt", Lloyds nói.
"Chile từng đứng vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng năm 2012, nhưng giờ đây quốc gia này đã giảm xuống vị trí thứ 3. Mặc dù nằm ở vị trí tương đương với New Zealand, nhưng Chile vẫn phải gánh chịu nhiều tác động từ thiên nhiên như là động đất, cháy rừng và hoạt động núi lửa.”
"New Zealand hiện là một trong những nước đứng đầu về thiên tai, nhưng đang trượt từ vị trí thứ 2 xuống thứ 4 vì tổng chi phí bảo hiểm trên GDP giảm", Lloyds nhận định.
Giám đốc điều hành của Hội đồng bảo hiểm New Zealand ông Tim Grafton kêu gọi mọi người nên trang bị bảo hiểm đầy đủ cho xe hơi, nhà cửa, tài sản và những thứ được cho là có giá trị.
"Có thể mọi người đang đánh giá thấp chi phí để thay thế tài sản của họ, và điều này có thể khiến họ dễ rơi vào tuyệt vọng nếu có thảm họa ập đến", ông nói.
Sau những trận động đất ở Canterbury, các công ty bảo hiểm đã thay đổi chính sách của họ từ "thay thế toàn bộ" sang "tổng bảo hiểm" có nghĩa là từ bây giờ chủ nhà sẽ ước tính chi phí thay thế nhà của họ với sự trợ giúp của máy tính trực tuyến.
Grafton nói: "Chúng tôi khuyên tất cả mọi người nên kiểm tra lợi tức bảo hiểm của mình để đảm bảo phù hợp với mục đích mua bảo hiểm và sẽ cung cấp những gì bạn cần trong trường hợp thất thoát toàn bộ tài sản".
"Báo cáo này cho thấy mức độ rủi ro mà New Zealand thực sự sẽ gặp phải," Grafton nói.
"Là một quốc gia gặp nhiều rủi ro nhưng quan trọng nhất là chúng ta vẫn được bảo hiểm tốt.
Điều đó có nghĩa là chúng tôi không chỉ đảm bảo rằng người dân sẽ được chi trả bảo hiểm cho tài sản của mình, mà còn đảm bảo rằng các khoản chi phí đền bù tài sản đó là đủ để thay thế chúng."
"Một quốc gia kiên cường là một quốc gia nói lên rằng chúng tôi không muốn gây dựng tài sản dễ bị tác động bởi sự biến đổi khí hậu", ông nói.
Theo tin Stuff - Vân Nguyễn
Các trận động đất ở Christchurch vào năm 2011 đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể về phí bảo hiểm cho nhà và tài sản. |
Chile nằm ở vị trí thứ 3 trong nhóm vì nước này cũng rất hay xảy ra động đất. Tiếp theo đó là các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và Nhật Bản.
Thế nhưng New Zealand lại là một trong những nước được chi trả bảo hiểm nhiều nhất trên thế giới. Người dân Kiwis luôn nổi tiếng là những người thích mạo hiểm, dựa vào tỉ lệ tổng chi phí bảo hiểm trên GDP thì đất nước này cũng chỉ đứng sau Hà Lan, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Mặc dù số tiền bảo hiểm được chi trả cho cá nhân hay tổ chức tại đất nước này đã giảm xuống kể từ khi vụ động đất xảy ở Christchurch vào năm 2011.
Thông tin này đến từ bảng báo cáo chỉ số rủi ro bảo hiểm của tập đoàn Lloyds ở London, báo cáo này đưa ra các chi phí dự kiến hàng năm cho các quốc gia bị thiệt hại tài sản do thiên tai gây ra. Ví dụ, chi phí hàng năm dự kiến cho New Zealand là 0,66% GDP, so sánh với 0,83% của Bangladesh và 0,65% của Chile. Nhưng phương pháp tính toán này của tập đoàn Lloyds được cho là đã lỗi thời.
Các quốc gia nằm trong danh sách rủi ro
Danh sách 10 quốc gia hàng đầu về rủi ro do thiên tai của tập đồng Lloyds đã làm người dân New Zealand cảm thấy không được thoải mái cho lắm.
Trước đây Ấn Độ từng là quốc gia được xếp trong 10 nước có nguy cơ phải đối mặt với các thảm họa thiên nhiên cao nhất, tuy nhiên mức độ thiệt hại ở quốc gia này tương đối ít hơn so với Philippines trong những năm gần đây. Chính vì thế Philippines đã thay thế vị trí của Ấn Độ trong top 10 nước chịu rủi ro cao bởi thiên tai.
"New Zealand đứng thứ hai trong bảng danh sách, với mức thiệt hại dự kiến hàng năm là 0,7%. Tuy nhiên con số tổng chi phí bảo hiểm trên GDP cao cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ khắc phục thiệt hại sau khi sự cố xảy ra đã tiến hành khá rốt", Lloyds nói.
Đảo Rangitoto là ngọn núi lửa lớn nhất và trẻ nhất của thành phố Auckland, và lời cảnh báo cho các cư dân đang sống ở khu vực dưới chân núi lửa. |
"Chile từng đứng vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng năm 2012, nhưng giờ đây quốc gia này đã giảm xuống vị trí thứ 3. Mặc dù nằm ở vị trí tương đương với New Zealand, nhưng Chile vẫn phải gánh chịu nhiều tác động từ thiên nhiên như là động đất, cháy rừng và hoạt động núi lửa.”
"New Zealand hiện là một trong những nước đứng đầu về thiên tai, nhưng đang trượt từ vị trí thứ 2 xuống thứ 4 vì tổng chi phí bảo hiểm trên GDP giảm", Lloyds nhận định.
Giám đốc điều hành của Hội đồng bảo hiểm New Zealand ông Tim Grafton kêu gọi mọi người nên trang bị bảo hiểm đầy đủ cho xe hơi, nhà cửa, tài sản và những thứ được cho là có giá trị.
Trận động đất 7,8 độ Richter ở vùng Kaikoura xảy ra vào năm 2016 |
"Có thể mọi người đang đánh giá thấp chi phí để thay thế tài sản của họ, và điều này có thể khiến họ dễ rơi vào tuyệt vọng nếu có thảm họa ập đến", ông nói.
Sau những trận động đất ở Canterbury, các công ty bảo hiểm đã thay đổi chính sách của họ từ "thay thế toàn bộ" sang "tổng bảo hiểm" có nghĩa là từ bây giờ chủ nhà sẽ ước tính chi phí thay thế nhà của họ với sự trợ giúp của máy tính trực tuyến.
Grafton nói: "Chúng tôi khuyên tất cả mọi người nên kiểm tra lợi tức bảo hiểm của mình để đảm bảo phù hợp với mục đích mua bảo hiểm và sẽ cung cấp những gì bạn cần trong trường hợp thất thoát toàn bộ tài sản".
"Báo cáo này cho thấy mức độ rủi ro mà New Zealand thực sự sẽ gặp phải," Grafton nói.
"Là một quốc gia gặp nhiều rủi ro nhưng quan trọng nhất là chúng ta vẫn được bảo hiểm tốt.
Một trận lũ lụt xảy ra tại thị trấn Edgecumbe thuộc Đảo Bắc New Zealand vào tháng 4 năm 2017 |
Điều đó có nghĩa là chúng tôi không chỉ đảm bảo rằng người dân sẽ được chi trả bảo hiểm cho tài sản của mình, mà còn đảm bảo rằng các khoản chi phí đền bù tài sản đó là đủ để thay thế chúng."
"Một quốc gia kiên cường là một quốc gia nói lên rằng chúng tôi không muốn gây dựng tài sản dễ bị tác động bởi sự biến đổi khí hậu", ông nói.
Theo tin Stuff - Vân Nguyễn