Những thay đổi của luật hôn nhân có thể sẽ giúp những cặp đôi New Zealand kết thúc sớm cuộc khủng hoảng ly hôn.
Một luật sư chuyên giải quyết các vụ ly dị đang thúc giục Chính phủ thay đổi các quy tắc về cách thức phân chia tài sản khi các cặp vợ chồng chia tay nhau.
Theo quy tắc của ngón tay cái xuất phát từ năm 1976, nếu một cặp đôi dọn về ở chung một nhà từ ba năm trở lên, thì cặp đôi này phải chia đôi tài sản khi ly dị. Nhưng theo nghiên cứu mới của trường đại học Otago cho thấy, đa số người dân New Zealand cho rằng sự phân chia 50/50 là không công bằng.
Hầu hết những người được khảo sát đều nghĩ rằng cần có một ngoại lệ, nếu một bên đóng góp nhiều tài sản hơn (ví dụ như nhà hoặc tiền gửi) thì không nên chia đều cho cả hai sau khi đường ai nấy đi.
Mặt khác, hơn một nửa dân số cho rằng quy tắc 50/50 nên được áp dụng sớm hơn nếu các cặp vợ chồng kết hôn hoặc có con trước dấu mốc ba năm rưỡi.
Luật sư ly hôn Jeremy Sutton cho rằng việc chia đôi ngôi nhà sau ly hôn đã quá lỗi thời.
"Nó thực sự không công bằng, các khách hàng của tôi nghĩ như thế, và tôi cũng vậy, luật hôn nhân cần phải thay đổi", ông nói.
Ủy ban Luật New Zealand đã rà soát lại luật pháp hiện hành trong vài tháng nay, các đề xuất cho sự thay đổi về vấn đề tài sản khi kết thúc một mối quan hệ sẽ được công bố vào tuần tới.
Tóm lại, luật pháp dường như là người quyết định cuối cùng, một là cuộc đời nở hoa hai là cuộc sống bế tắc.
Theo tin Newshub - Vân Nguyễn
Một luật sư chuyên giải quyết các vụ ly dị đang thúc giục Chính phủ thay đổi các quy tắc về cách thức phân chia tài sản khi các cặp vợ chồng chia tay nhau.
![]() |
Những thay đổi của luật hôn nhân có thể sẽ giúp những cặp đôi New Zealand kết thúc sớm cuộc khủng hoảng ly hôn. |
Theo quy tắc của ngón tay cái xuất phát từ năm 1976, nếu một cặp đôi dọn về ở chung một nhà từ ba năm trở lên, thì cặp đôi này phải chia đôi tài sản khi ly dị. Nhưng theo nghiên cứu mới của trường đại học Otago cho thấy, đa số người dân New Zealand cho rằng sự phân chia 50/50 là không công bằng.
Hầu hết những người được khảo sát đều nghĩ rằng cần có một ngoại lệ, nếu một bên đóng góp nhiều tài sản hơn (ví dụ như nhà hoặc tiền gửi) thì không nên chia đều cho cả hai sau khi đường ai nấy đi.
Mặt khác, hơn một nửa dân số cho rằng quy tắc 50/50 nên được áp dụng sớm hơn nếu các cặp vợ chồng kết hôn hoặc có con trước dấu mốc ba năm rưỡi.
Luật sư ly hôn Jeremy Sutton cho rằng việc chia đôi ngôi nhà sau ly hôn đã quá lỗi thời.
"Nó thực sự không công bằng, các khách hàng của tôi nghĩ như thế, và tôi cũng vậy, luật hôn nhân cần phải thay đổi", ông nói.
Ủy ban Luật New Zealand đã rà soát lại luật pháp hiện hành trong vài tháng nay, các đề xuất cho sự thay đổi về vấn đề tài sản khi kết thúc một mối quan hệ sẽ được công bố vào tuần tới.
Tóm lại, luật pháp dường như là người quyết định cuối cùng, một là cuộc đời nở hoa hai là cuộc sống bế tắc.
Theo tin Newshub - Vân Nguyễn