Salvation Army đang kêu gọi một sự cải cách nhà ở tại New Zealand. Nhằm giúp những người thuê nhà dài hạn có thể sở hữu căn nhà của chính mình và không còn phải quay cuồng trong việc tìm kiếm nhà thuê.
Tổ chức này muốn chính phủ xem xét dự án xây dựng hàng nghìn căn hộ để giúp những người không có khả năng mua nhà riêng hoặc nhà KiwiBuild cũng như không đủ điều kiện mua nhà ở xã hội.
Báo cáo được đưa ra hôm 16/10 cho thấy một bức tranh ảm đạm về vấn đề cho thuê nhà ở tại New Zealand. Bao gồm các yếu tố như:
• Tăng tiền thuê nhà
• Khó có quyền sở hữu nhà.
• Tình trạng thiếu hụt nhà ở.
• Thiếu quyền lợi dành cho người thuê nhà.
• Một phần ba dân số sống dựa vào việc cho thuê nhà.
Nhà phân tích chính sách của Salvation Army, ông Alan Johnson gọi họ là “Generation Landlord” tạm dịch là “thế hệ chủ nhà” và ông cho rằng cần phải có sự thay đổi.
"Hiện tại nếu bạn là người thuê nhà, thì bạn không có quyền sở hữu, bạn không có quyền xã hội và bạn cũng không có quyền coi chỗ ở đó như nhà của mình."
"Luật thuê nhà đưa ra quyền sở hữu tài sản nhiều hơn là quyền xã hội."
Ông Johnson nói luật nhà ở đã tạo ra một môi trường cho các nhà đầu tư bất động sản quy mô nhỏ 'mum and dad' phát triển mạnh mẽ.
Các kế hoạch KiwiBuild là một bước đi đúng đắng, tuy nhiên nó vẫn còn nhiều hạn chế. Và những người có thu nhập thấp đến trung bình vẫn khó có thể sở hữu một ngôi nhà.
Ông ấy đang ủng hộ việc xây thêm thêm 5000 căn nhà trong một năm theo kế hoạch cổ phần hóa, có tên là KiwiBuy.
"Chúng tôi đã trải qua những rắc rối này, chúng tôi đã phá hủy hàng ngàn ngôi nhà của chính phủ, chi hàng trăm triệu đô la một năm cho chi phí hoạt động. Một kế hoạch vốn cổ phần hóa sẽ làm những ngôi nhà KiwiBuild dễ dàng đến được tay các hộ gia đình có thu nhập trung bình."
Cần có những biện pháp mới để cải thiện nhà ở cho người thuê nhà, bao gồm cả quyền sở hữu lâu dài và có thêm nhiều nhà ở xã hội hơn, ông nói.
Báo cáo cũng cho biết thêm, cần xem xét thêm vấn đề bổ sung chỗ ở và trợ cấp nhà ở cho người thu nhập thấp.
Giám đốc điều hành của Viện Bất động sản Ashley Church cho biết các chương trình vốn cổ phần hóa đã gặp phải nhiều vấn đề phức tạp.
"Có một chút rắc rối ở đây. Chính phủ sẽ sở hữu bao nhiêu, nó được tính toán như thế nào và ai sẽ là người có được phần lợi nhuận trên giá trị lâu dài của tài sản?"
Thay vào đó, ông Church muốn thấy một hợp đồng thuê nhà, điều này cũng sẽ khơi dậy sự quan tâm của thị trường tư nhân.
"Theo kế hoạch thuê mướn sắp tới, chính phủ sẽ sở hữu đất và bên mua sẽ sở hữu ngôi nhà được xây dựng trên đất trong tầm kiểm soát.”
"Điều đó thực sự đơn giản hơn vì bạn rõ ràng có quyền sở hữu ở đây."
Ông Church nói rằng các chương trình trợ cấp nhà ở thường không có ảnh hưởng gì đến chính trị.
Salvation Army đề xuất cải cách nhà ở tại New Zealand |
Tổ chức này muốn chính phủ xem xét dự án xây dựng hàng nghìn căn hộ để giúp những người không có khả năng mua nhà riêng hoặc nhà KiwiBuild cũng như không đủ điều kiện mua nhà ở xã hội.
Báo cáo được đưa ra hôm 16/10 cho thấy một bức tranh ảm đạm về vấn đề cho thuê nhà ở tại New Zealand. Bao gồm các yếu tố như:
• Tăng tiền thuê nhà
• Khó có quyền sở hữu nhà.
• Tình trạng thiếu hụt nhà ở.
• Thiếu quyền lợi dành cho người thuê nhà.
• Một phần ba dân số sống dựa vào việc cho thuê nhà.
Nhà phân tích chính sách của Salvation Army, ông Alan Johnson gọi họ là “Generation Landlord” tạm dịch là “thế hệ chủ nhà” và ông cho rằng cần phải có sự thay đổi.
"Hiện tại nếu bạn là người thuê nhà, thì bạn không có quyền sở hữu, bạn không có quyền xã hội và bạn cũng không có quyền coi chỗ ở đó như nhà của mình."
"Luật thuê nhà đưa ra quyền sở hữu tài sản nhiều hơn là quyền xã hội."
Ông Johnson nói luật nhà ở đã tạo ra một môi trường cho các nhà đầu tư bất động sản quy mô nhỏ 'mum and dad' phát triển mạnh mẽ.
18 ngôi nhà KiwiBuild đầu tiên đã được hoàn thiện tại Auckland. Có giá từ 579.000 đôla đến 649.000 đôla một ngôi nhà. |
Các kế hoạch KiwiBuild là một bước đi đúng đắng, tuy nhiên nó vẫn còn nhiều hạn chế. Và những người có thu nhập thấp đến trung bình vẫn khó có thể sở hữu một ngôi nhà.
Ông ấy đang ủng hộ việc xây thêm thêm 5000 căn nhà trong một năm theo kế hoạch cổ phần hóa, có tên là KiwiBuy.
"Chúng tôi đã trải qua những rắc rối này, chúng tôi đã phá hủy hàng ngàn ngôi nhà của chính phủ, chi hàng trăm triệu đô la một năm cho chi phí hoạt động. Một kế hoạch vốn cổ phần hóa sẽ làm những ngôi nhà KiwiBuild dễ dàng đến được tay các hộ gia đình có thu nhập trung bình."
Cần có những biện pháp mới để cải thiện nhà ở cho người thuê nhà, bao gồm cả quyền sở hữu lâu dài và có thêm nhiều nhà ở xã hội hơn, ông nói.
Báo cáo cũng cho biết thêm, cần xem xét thêm vấn đề bổ sung chỗ ở và trợ cấp nhà ở cho người thu nhập thấp.
Giám đốc điều hành của Viện Bất động sản Ashley Church cho biết các chương trình vốn cổ phần hóa đã gặp phải nhiều vấn đề phức tạp.
"Có một chút rắc rối ở đây. Chính phủ sẽ sở hữu bao nhiêu, nó được tính toán như thế nào và ai sẽ là người có được phần lợi nhuận trên giá trị lâu dài của tài sản?"
Thay vào đó, ông Church muốn thấy một hợp đồng thuê nhà, điều này cũng sẽ khơi dậy sự quan tâm của thị trường tư nhân.
"Theo kế hoạch thuê mướn sắp tới, chính phủ sẽ sở hữu đất và bên mua sẽ sở hữu ngôi nhà được xây dựng trên đất trong tầm kiểm soát.”
"Điều đó thực sự đơn giản hơn vì bạn rõ ràng có quyền sở hữu ở đây."
Ông Church nói rằng các chương trình trợ cấp nhà ở thường không có ảnh hưởng gì đến chính trị.
Báo cáo được đưa ra hôm 16/10 cho thấy một bức tranh ảm đạm về vấn đề cho thuê nhà ở tại New Zealand |
Người mẹ độc thân Tina và đứa con tuổi của cô là những người thuê nhà dài hạn ở Auckland.
"Tôi đã thuê nhà dài hạn với người chủ thực sự dễ tính, và sau đó chủ nhà đã đưa tôi đến tòa án địa ốc vì hàng xóm tầng trên tập trung ở nhà tôi quá đông."
Cô cho biết lần khác, khi cô vừa mới sinh con, chủ nhà đã thông báo trước 42 ngày buộc cô phải rời đi vào thứ Sáu trước Giáng sinh vì người thân của chủ nhà muốn dọn vào.
Nhà ở không được đảm bảo, các khía cạnh của cuộc sống, chẳng hạn như việc học và xây dựng cộng đồng, trở nên bất ổn.
Các yếu tố như kết hôn, hoặc hôn nhân đổ vỡ cũng hạn chế người mua nhà tiềm năng tìm đến những nơi có chi phí cao hơn, cô nói.
Mức lương của Tina cao hơn mức trung bình nhưng ít hơn $ 80,000.
Điều đó có nghĩa là cô kiếm đủ tiền cho nhà ở xã hội nhưng không đủ cho một ngôi nhà KiwiBuild.
Mua nhà ở thị trường tư nhân là một giấc mơ viễn vông, nhưng điều đó có thể thay đổi hoàn toàn nếu được chính phủ hỗ trợ, cô nói.
Tôi có khả năng mua thứ gì đó không quá mắc. Nếu các chính sách này bao gồm các căn hộ, thì điều đó sẽ tuyệt vời lắm, cô nói.
Tổ chức Salvation Army đã gửi báo cáo tới chính phủ để xem xét những điều nêu trên.
Theo tin RNZ - Vân Nguyễn