// //]]> Khó khăn trong việc xử lý mèo hoang

Breaking

Khó khăn trong việc xử lý mèo hoang

Nhiều người cho rằng nên thêm mèo hoang vào danh sách động vật săn mồi mà New Zealand đặt mục tiêu xóa sổ vào năm 2050.

Động thái này được coi là quan trọng để bảo vệ các loài bản địa, nhưng quan điểm của những người nuôi mèo lại khác.

Predator Free 2050 (danh sách động vật săn mồi) là mục tiêu của New Zealand nhằm tiêu diệt một số loài săn mồi gây rủi ro lớn cho các loài chim và động vật bản địa.

Danh sách thú săn mồi được liệt kê:

chồn ecmin (có lông màu nâu vào mùa hè)

chồn sương

chồn

chồn opossum (loài thú có túi)

chuột cống

Mặc dù có nhiều bằng chứng về mức độ đe dọa của mèo hoang đối với đa dạng sinh học của New Zealand, nhưng chúng không được đưa vào danh sách.

Chỉ năm ngoái, thử nghiệm DNA của một nhóm các nhà khoa học của Bộ Bảo tồn (DOC) cho thấy mèo hoang giết pekapeka (dơi) bản địa ở Hamilton.

Một con mèo hoang đã chết, với hàng chục loài bản địa - chủ yếu là dơi bản địa - trong bụng. (Nguồn: DOC)

Những kết quả hỗ trợ cho nghiên cứu dựa trên DNA trước đó của DOC đã chứng minh rằng mèo hoang đã giết chết 50% chim Kea trong một nghiên cứu ở Arthur's Pass - và chồn hôi giết chết nửa còn lại.

Các loài chim Kea được coi là có nguy cơ bị đe dọa—nguy cơ tuyệt chủng cấp quốc gia, loài dơi đuôi ngắn nhỏ hơn đang có nguy cơ tuyệt chủng và họ hàng đuôi dài của chúng cũng chung hoàn cảnh.

Kea trong Arthur's Pass (Nguồn: Sunday)

Tamsin Orr-Walker của Kea Conservation Trust là người bảo vệ loài vẹt núi cao duy nhất trên thế giới.

"Hiện tại, chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều, Predator Free 2050, đang nhắm mục tiêu vào những con chồn, thú có túi và chuột để bảo vệ động vật hoang dã đang bị đe dọa của chúng ta. Tuy nhiên, mèo không có trong danh sách đó. Mèo hoang nên có trong danh sách đó và tôi nghĩ rằng đây nên là bước đầu tiên."

Mèo hoang có thể đi lang thang nhiều km và bị mắc kẹt ở cả dưới mực nước biển và trên cao ở Nam Alps.

Mèo hoang ở Nam Alps. (Nguồn: DOC)

Chuyên gia bẫy thú của DOC, Dean Nelson, bắt được khoảng 150 đến 200 con mèo hoang mỗi năm. Anh ấy nói rằng đã liên tục bắt được số lượng mèo như vậy trong 18 năm tại khu vực bảo vệ quần thể kaki (cà kheo đen) duy nhất ở Aotearoa, New Zealand.

Nelson cho biết mèo hoang không có trong danh sách Predator Free 2050 vì chúng rất khó kiểm soát. "Về mặt chính trị, ý tưởng loại bỏ mèo hoang không được sự đồng ý của nhiều người.

"Có khá nhiều ý kiến phản đối ý tưởng này."

Mèo hoang bị bắt. (Nguồn: Kea Kids News)

Khoảng 40% hộ gia đình ở New Zealand có nuôi mèo và Nelson tin rằng "Mọi người thường không nuôi chuột cưng hay chồn, nhưng có rất nhiều người nuôi mèo. Điều đó khiến công việc này trở nên khó khăn hơn."

Orr-Walker của Kea Conservation Trust cũng cho rằng mối quan hệ của chúng ta với loài mèo rất gắn kết khiến việc loại bỏ mèo hoang rất khó trong cộng đồng nói chung.

"Đó là một chủ đề gây tranh cãi và có lẽ đã được liệt vào danh sách khó."

Cô ấy nói rằng chúng ta cần tách biệt cảm xúc của mình với loài mèo vì mèo hoang rất gây hại cho các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Jessi Morgan là giám đốc điều hành của Predator Free New Zealand Trust — một quỹ từ thiện độc lập với mục đích truyền cảm hứng cho người dân New Zealand bảo vệ các loài đặc biệt của chúng ta.

Sông Tasman nhìn về phía Aoraki Mt Cook. (Nguồn: Sunday)

Cô ấy nói không có môi trường pháp lý để thực hiện việc quản lý mèo ở hầu hết các vùng của đất nước, nhưng mọi người đều đang cố gắng.

"Có một lời kêu gọi từ các nhóm phúc lợi và bảo tồn để đưa ra Luật quản lý mèo quốc gia. Sự phức tạp chủ yếu xoay quanh việc xác định những con mèo đã có chủ."

Khó kiểm soát loài mèo nhưng một số hội đồng khu vực đã hành động.

"Có khoảng 8 trong số 13 hội đồng coi mèo hoang là loài gây hại và có khoảng 20 điều luật trên khắp đất nước yêu cầu phải triệt sản chúng."

Cô ấy thừa nhận mèo là loài gây hại mang tính chính trị và cảm xúc cao.

"Quản lý mèo thực sự là một thách thức vì mèo hoang là loài gây hại nhưng cũng có mèo nhà rất ngoan. Là những người nuôi mèo, chúng tôi coi việc thả mèo đi lang thang là chuyện bình thường."

Morgan ủng hộ quan điểm của SPCA rằng người dân New Zealand nên gắn vi mạch, triệt sản và không nên cho mèo đi lang thang.

Giữ mèo ở nhà sẽ cần một sự thay đổi trong nhận thức nhưng Morgan tin rằng người New Zealand đang ngày càng thích nghi.

Cô ấy chỉ ra bằng chứng từ Khảo sát về nhận thức môi trường năm 2019 của Đại học Lincoln cho thấy 75% những người được khảo sát đồng ý rằng mèo không có chủ là mối đe dọa đối với các loài bản địa và 50% người đồng ý rằng mèo nhà là mối đe dọa đáng kể.

Trong khi năm ngoái, Predator Free New Zealand Trust đã ủy thác nghiên cứu cho thấy:

66% người dân ủng hộ gắn vi mạch cho mèo

75% ủng hộ triệt sản cho mèo

43% đồng ý việc nên giữ mèo ở trong nhà

Morgan nói: “Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới, mèo hoang sẽ được thêm vào mục Predator Free vào năm 2050 giống như việc chúng tôi đã thực hiện để loại bỏ chuột, chồn hôi, chồn sương, chồn và thú có túi,” Morgan nói.

Theo 1news.co.nz - Lan Trinh

Previous Post
Previous Post Next Post

Du lịch

Rao vặt New Zealand

Thông tin Rao Vặt Người Việt tại New Zealand.

Tạo tài khoản ngay