// //]]> Việt Nam – Một trong những quốc gia tử tế nhất thế giới?

Breaking

Việt Nam – Một trong những quốc gia tử tế nhất thế giới?

Viết bởi Cath Johnsen

Tại sao người Việt lại được xem là thân thiện và tử tế bậc nhất? Câu trả lời có thể mang tính chủ quan, nhưng trải nghiệm thực tế ở Việt Nam đã khiến nhiều du khách quốc tế, trong đó có tôi, tin rằng đây chính là một trong những đất nước ấm áp và nhân văn nhất hành tinh.

Người phụ nữ bán hàng rong tươi cười bán rau tươi theo cách truyền thống ở Việt Nam. Văn hóa tử tế sâu sắc của Việt Nam tỏa sáng trong các hành động hàng ngày trên khắp đất nướcNgười phụ nữ bán hàng rong tươi cười bán rau tươi theo cách truyền thống ở Việt Nam. Văn hóa tử tế sâu sắc của Việt Nam tỏa sáng trong các hành động hàng ngày trên khắp đất nước. Ảnh / 123RF

Khi đang nhâm nhi ly rượu vang giá rẻ tại phố đi bộ Bùi Viện (TP. Hồ Chí Minh) vào buổi tối, tôi trò chuyện với một chàng trai trẻ người Sài Gòn. Anh kể cho tôi nghe lịch sử của khu phố này, gọi thành phố thân thương của mình bằng cái tên “Sài Gòn”.

Phố Bùi Viện vào đêm là một bức tranh hỗn độn nhưng sống động: quán ăn vỉa hè bày biện đủ món đặc sản, cửa hàng lưu niệm rộn ràng mời chào khách, câu lạc bộ đêm với vũ công lắc lư trong âm nhạc K-pop đinh tai, và những chiếc xe máy lách qua đám đông – chở theo trẻ con ngủ ngon, chó cưng diện đồ và cả giỏ đồ đi chợ.

Trong khung cảnh đầy kích thích giác quan đó, một khoảnh khắc nhỏ khiến tôi lặng người: chàng trai trẻ nhìn tôi và nói bằng giọng chân thành, không chút gợi ý lãng mạn: “Nụ cười của chị rất đẹp.” Một lời khen giản dị, nhưng chân thực đến mức khiến tôi xúc động. Chính sự quan tâm nhỏ bé nhưng sâu sắc ấy khiến tôi cảm nhận được nét tử tế rất riêng của con người nơi đây.

Tàu Toum Tiou 2Tàu Toum Tiou 2. Ảnh / Croisi Europe và CF Mekong

Văn hóa "tương thân tương ái"

Trên hành trình khám phá Việt Nam qua chuyến du thuyền sông Mekong của CF Mekong by Croisi Europe, điều khiến tôi ấn tượng không phải chỉ là danh lam cổ kính hay cảnh sắc thiên nhiên, mà chính là con người và lòng tốt họ dành cho nhau.

Ở Việt Nam, có một giá trị văn hóa được tôn vinh mang tên “tinh thần tương thân tương ái” – nghĩa là luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác, kể cả người xa lạ. Tinh thần đó thấm nhuần trong từng hành động, từ việc chỉ đường cho khách du lịch đến việc hỗ trợ cộng đồng sau thiên tai.

Tại Châu Đốc, tôi chứng kiến một người đàn ông trả tiền trước cho một quán ăn ven đường để dành một suất cơm miễn phí – được gọi là “cơm treo” – cho những ai gặp khó khăn sau đó. Hành động âm thầm nhưng đầy nhân văn. Ở nhiều nơi khác, bạn còn thấy cả “cà phê treo”, như một cách truyền đi sự ấm áp bằng tách cà phê đậm đà sữa đặc đá – vừa mát lạnh, vừa ấm lòng.

Đường thủy rừng Trà SưĐường thủy rừng Trà Sư. Ảnh / Cath Johnsen

Từ rừng Trà Sư đến những bức ảnh ký ức

Tiếp tục xuôi dòng Mekong, tôi đặt chân tới rừng Tràm Trà Sư – khu bảo tồn rộng 850ha ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi quy tụ hơn 70 loài chim. Bốn thập kỷ tái sinh của người dân và chính quyền nơi đây đã mang lại sức sống mới cho vùng đất từng chịu nhiều tổn thất sau chiến tranh.

Từ đài quan sát, tôi bắt gặp một cặp đôi trẻ người Việt đang chụp ảnh cưới. Khi thấy tôi đứng ngắm cảnh lặng lẽ, họ ngỏ ý chụp cho tôi một tấm ảnh bằng máy Polaroid và tặng tôi ngay tại chỗ. “Để chị nhớ về đất nước em,” họ nói. Tấm ảnh ấy giờ vẫn được tôi dán ngay trên cánh tủ lạnh ở nhà.

Thủy thủ đoàn của tàu chúng tôi mua sắm tại các chợ địa phươngThủy thủ đoàn của tàu chúng tôi mua sắm tại các chợ địa phương. Ảnh / Cath Johnsen

Lòng tốt không làm lu mờ hiện thực

Tôi không ảo tưởng về Việt Nam. Sự nghèo khó vẫn tồn tại. Khi len lỏi qua những con hẻm nhỏ ở TP.HCM, tôi thấy mèo hoang gầy trơ xương lục lọi đồ ăn. Và ngay trước phố Bùi Viện sầm uất, tôi bắt gặp một người mẹ ôm con ngủ bên lề đường, hai cơ thể nhỏ bé cuộn tròn trong giấc ngủ sâu hơn cả những đêm tôi nằm trong chiếc giường êm ái ở phương Tây.

Võng ở rừng Trà SưVõng ở rừng Trà Sư. Ảnh / Cath Johnsen

Tôi chỉ biết để lại ít tiền, hy vọng tinh thần “tương thân tương ái” sẽ tìm đến và che chở họ. Và đó cũng là lý do khiến tôi tin rằng: Việt Nam không chỉ là điểm đến du lịch, mà còn là một nơi nuôi dưỡng hy vọng và lòng nhân ái.

Rừng Trà Sư đã được tái tạo sau hơn 40 năm bị tàn phá trong Chiến tranh Việt NamRừng Trà Sư đã được tái tạo sau hơn 40 năm bị tàn phá trong Chiến tranh Việt Nam. Ảnh / Cath Johnsen

Theo nzherald.co.nz – Noo Thuyen

Previous Post
Previous Post Next Post

Du lịch

Rao vặt New Zealand

Thông tin Rao Vặt Người Việt tại New Zealand.

Tạo tài khoản ngay