// //]]> Lỗi niêm yết giá ở siêu thị khiến người dân New Zealand thiệt hại hàng triệu đô mỗi năm

Breaking

Lỗi niêm yết giá ở siêu thị khiến người dân New Zealand thiệt hại hàng triệu đô mỗi năm

Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng Consumer NZ đang kêu gọi chính phủ siết chặt kiểm soát tình trạng sai lệch giá tại siêu thị – một vấn đề được cho là “hệ thống” và đang khiến người tiêu dùng New Zealand thiệt hại hàng chục triệu đô mỗi năm.

Ảnh:

Theo Consumer NZ, nhiều người mua sắm thường xuyên bị tính giá cao hơn so với giá niêm yết trên kệ, đặc biệt là tại các hệ thống siêu thị lớn như New World và Pak’n Save. Dù Foodstuffs – đơn vị sở hữu hai chuỗi này – cho biết đã đầu tư vào hệ thống công nghệ và đào tạo nhân viên để giảm thiểu lỗi giá, nhưng tình trạng vẫn tiếp diễn. RNZ đã liên hệ Woolworths để lấy ý kiến nhưng chưa nhận được phản hồi.

62% người tiêu dùng phát hiện lỗi giá trong năm qua

Ông Jon Duffy, giám đốc Consumer NZ, cho biết những lỗi giá có thể nhỏ lẻ ở cấp độ cá nhân, nhưng cộng dồn lại đang gây tổn thất lớn cho toàn xã hội.

“62% người tiêu dùng được khảo sát cho biết họ đã gặp phải lỗi niêm yết giá ít nhất một lần trong năm qua. Điều này là không thể chấp nhận được – đặc biệt trong bối cảnh nhiều người đang vật lộn để chi trả hóa đơn sinh hoạt,” ông Duffy nói.

Kêu gọi luật mạnh tay hơn và bồi thường tự động

Consumer NZ đã phát động một bản kiến nghị, yêu cầu chính phủ:

Tăng mức phạt đối với hành vi sai phạm theo Đạo luật Thương mại Công bằng (Fair Trading Act).

Áp dụng một quy định bắt buộc về độ chính xác của giá.

Yêu cầu bồi thường tự động cho người tiêu dùng bị tính giá cao hơn so với niêm yết.

Hiện nay, mức phạt tối đa cho hành vi vi phạm là 600.000 NZD, nhưng Consumer NZ cho rằng mức này chưa đủ sức răn đe. Ông Duffy đề xuất mức phạt nên tăng lên khoảng 10 triệu NZD – dù không cần cao tới 50 triệu NZD như tại Úc.

Ví dụ điển hình: giá combo cao hơn giá mua lẻ

Consumer NZ cũng chỉ ra một số chiêu thức quảng cáo dễ gây hiểu nhầm, như các chương trình khuyến mãi mua combo. Ví dụ, một gói đôi bánh quy có thể được niêm yết là “ưu đãi đặc biệt”, nhưng lại có giá cao hơn việc mua hai gói đơn lẻ.

“Đây là những tình huống xảy ra rất phổ biến – và chúng tôi cho rằng cần có quy định rõ ràng hơn để ngăn chặn kiểu quảng cáo mập mờ như vậy,” ông Duffy nói.

Ông cũng cho rằng nếu khách hàng phát hiện lỗi giá sau khi đã về nhà và quay lại siêu thị, họ nên được hoàn tiền và giữ sản phẩm luôn, vì đã mất thời gian và công sức để giúp siêu thị sửa lỗi.

Foodstuffs: Khách hàng được hoàn tiền và giữ sản phẩm

Đại diện Foodstuffs phản hồi rằng công ty luôn cam kết minh bạch giá cả và đã triển khai hệ thống kiểm tra giá hàng ngày, cũng như nhãn điện tử để giảm thiểu sai sót.

“Chính sách của chúng tôi là: nếu khách hàng bị tính giá cao, họ sẽ được hoàn tiền và vẫn giữ sản phẩm. Chúng tôi cũng đã tăng cường đào tạo nhân viên và quy trình tại cửa hàng để đảm bảo giá cả luôn rõ ràng, chính xác và công bằng,” người phát ngôn cho biết.

Theo rnz.co.nz – Noo Thuyen

Previous Post
Previous Post Next Post

Du lịch

Rao vặt New Zealand

Thông tin Rao Vặt Người Việt tại New Zealand.

Tạo tài khoản ngay